Tuesday, November 20, 2012

NGUYÊN NHÂN CỦA NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM VIỆT NAM

Phương Anh, phóng viên đài RFA
Đã từ lâu, ban Việt Ngữ Đài chúng tôi đã có nhiều bài tường trình về vấn đề tình trạng tồi tệ của các cô dâu Đài Loan, cũng như chuyện các nhân công người Việt bị hành hạ, đối xử tệ bạc ở các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan…
WomenTrafficking200.jpg
Chuyện buôn bán phụ nữ, trẻ em không chỉ dừng ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài. AFP PHOTO
Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mại dâm. Cũng trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Đài Loan cùng những cam kết của các quốc gia trong vùng sông Mêkông để tìm cách ngăn chận nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Nhiều cơ quan quốc tế như International Labor Organization (ILO), USAID, IOM…và ngay cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cũng hỗ trợ các ngân khoản cho Việt Nam nhằm ngăn chận tệ nạn này. Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hơn, cụ thể là có cả một chương trình quốc gia để chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Để tìm hiểu thêm về việc buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam, Phương Anh đã liên lạc với các cơ quan và tổ chức đã và hiện đang rất quan tâm đến vấn đề này và gửi tới quí vị các chi tiết liên quan. Kỳ này, Phương Anh mời quí vị nghe nguyên nhân và bản chất của chuyện buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam ra nước ngoài

Ngày càng phát triển

Theo lời của tiến sĩ Lê Bạch Dương, hiện là Giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội ở Hà Nội, thì ở Việt Nam, chuyện buôn bán phụ nữ và trẻ em đã xảy ra từ cuối những năm 80, nhưng việc này chỉ xảy ra rất lẻ tẻ ở một vài nơi mà thôi.
Nguyên nhân của nó thật dễ hiểu vì sự mở cửa biên giới, sự hội nhập kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều chợ biên giới và những chợ biên giới đó có rất nhiều đội ngũ di cư từ Việt Nam sang để làm cửu vạn, khuân hàng, chuyển hàng…Có những dịch vụ vui chơi, giải trí cho những người Việt Nam sang bên đó và cho cả những người địa phương Trung Quốc nữa.
Nhưng càng ngày càng phát triển, nhất là vào những năm 90 trở đi cho đến bây giờ thì đã trở thành vấn đề rất lớn, chuyện buôn bán phụ nữ, trẻ em không chỉ dừng ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Nguyên nhân vì sao tệ trạng này lại phát triển rầm rộ như thế? Ông nói:
“Nguyên nhân của nó thật dễ hiểu vì sự mở cửa biên giới, sự hội nhập kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều chợ biên giới và những chợ biên giới đó có rất nhiều đội ngũ di cư từ Việt Nam sang để làm cửu vạn, khuân hàng, chuyển hàng…Có những dịch vụ vui chơi, giải trí cho những người Việt Nam sang bên đó và cho cả những người địa phương Trung Quốc nữa.
Đó chính là đầu đến của những việc buôn bán phụ nữ và trẻ em từ Việt Nam sang Trung Quốc. Và cũng tương tự như vậy ở Campuchia, ở những tỉnh dọc theo biên giới, sau đó chuyển thẳng về Nông Pênh, rồi từ Nông Pênh lại đi tiếp sang Thái Lan, hay cũng có những đường dây chuyển trực tiếp phụ nữ và trẻ em từ miền Nam Việt Nam sang Malaysia, Hongkong, Singapore, Đài Loan, v…v…”
Khi hỏi về vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, ông cho hay: “Vấn đề lấy chồng Đài Loan nổ rộ vào những năm 2000 cho tới bây giờ. Hiện nay, thị trường không còn ở Đài Loan nữa mà các cô dâu Việt Nam sang tận cả Hàn Quốc. Khi tôi sang Singapore, có những phố mà phụ nữ Việt Nam làm mãi dâm ở Singapore một cách công khai. Ở nhiều nơi công cộng có những tấm biển quảng cáo lấy vợ Việt Nam cho người Singapore với giá 10 ngàn, 12 ngàn Mỹ kim…
Nhưng vào thời điểm này, thì phụ nữ Việt Nam chủ yếu lấy chồng Đài Loan. Phụ nữ Việt Nam từ các tỉnh phiá Bắc, thì lấy chồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và đa phần là “illegal”, không có license đàng hoàng…Nhưng Đài Loan thì hầu hết là đi theo con đường hợp pháp và có rất nhiều mạng lưới, hoặc là tư nhân, hoặc là do quen biết đứng ra làm dịch vụ môi giới lấy chồng Đài Loan…
Nếu tôi nhớ khhông lầm, con số cho đến nay lên đến 90 ngàn cô dâu Đài Loan. Hiện nay, cũng thật khó kết luận vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan gắn với trafficking. Lý do vì họ đi hợp pháp, cũng đăng ký kết hôn đàng hoàng, cũng sống và hoà nhập vào cộng đồng. Tất nhiên, cũng xảy ra một số trường hợp như không được như ý, bị gia đình nhà chồng đối xử không tốt, thậm chí có một số trường hợp bị bán vào mãi dâm.
Tôi không kết luận vấn đề trafficking gắn với việc phụ nữ Việt Nam sang lấy chồng Đài Loan. Trong bối cảnh thiếu sự giám sát, sự phối hợp giữa Đài Loan và Việt Nam, giám sát các hoạt động môi giới, cò mồi…nên ở đây, nó đã mở ra một mảnh đất màu mỡ cho việc buôn bán phụ nữ Việt Nam giả danh lấy chồng Đài Loan, nhưng cuối cùng để làm trong những khu vực khác…”

Cần phải minh định lại vấn đề

Theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển- Boat People SOS, một tổ chức đã từng cứu giúp cho hàng trăm công nhân Việt Nam bị lừa đảo sang America Samoa, thì cho rằng cần phải minh định lại vấn đề các cô dâu Đài Loan. Ông nói: Chúng tôi quan tâm đến những tình trạng ở Đài Loan cách đây khoảng 4 năm, khi một số những người Việt bị đánh đập và áp chế, tương tự như tình trạng ở America Samoa. Sau đó, chúng tôi thường xuyên liên lạc với các tổ chức của người Đài Loan, họ cũng can thiệp và tranh đấu cho những công nhân và những cô dâu có thể bị rơi vào tình trạng buôn người.
Chúng tôi có tiếp xúc với một số cô dâu Đài Loan, thì nhận thấy có nhiều vấn đề, và dựa theo sự hiểu biết về luật pháp, cũng như sự tiếp xúc với các tổ chức của Đài Loan, sự tường trình của chính các cô dâu, thì hoá ra, từ trước đến nay, trong cộng đồng chúng ta thường được nghe là buôn người, nhưng không phải thế mà là bị bạo hành trong gia đình.
Tháng 12 vừa qua, chúng tôi đã đi sang Đài Loan để tham dự hội nghị quốc tế do một số tổ chức tư nhân đứng ra tổ chức, phối hợp với một tổ chức tại Hoa Kỳ là Vital Voices, trước kia trực thuộc Bộ Ngoại Giao HK…
Sau đó, chúng tôi có tiếp xúc với một số cô dâu Đài Loan, thì nhận thấy có nhiều vấn đề, và dựa theo sự hiểu biết về luật pháp, cũng như sự tiếp xúc với các tổ chức của Đài Loan, sự tường trình của chính các cô dâu, thì hoá ra, từ trước đến nay, trong cộng đồng chúng ta thường được nghe là buôn người, nhưng không phải thế mà là bị bạo hành trong gia đình.
Có trường hợp cô dâu bị đánh đập và bỏ vào thùng rác, rất thương tâm, nhưng đó không phải gọi là buôn người được, mà đó là bạo hành trong gia đình. Chúng ta phải có những cách tương ứng để đối phó với tình trạng này. Buôn người có nghĩa là bị đưa sang một cái vùng mà họ không thể trốn tránh được, để rồi họ bị ép làm lao động khổ sai, hay họ bị lợi dụng về vấn đề tình dục.
Chúng tôi để ý thấy chính phủ Đài Loan là một quốc gia có nền dân chủ dân lập, mới chỉ được hai năm, họ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền, những giá trị nhân bản, họ có những khoản tài trợ chống buôn người cho các tổ chức của người Đài Loan và cho cả người Việt Nam nếu thành lập các tổ chức để bảo vệ cho nhau.
Trong những năm gần đây, tình trạng buôn người ở Đài Loan giảm đi rất nhiều mà phần lớn còn lại là tình trạng bạo hành trong gia đình mà thôi.
Riêng khoảng 100 ngàn công nhân thì có khoảng 20 ngàn đã bỏ trốn đi tìm những công việc có thu nhập cao hơn, họ phá hợp đồng và hiện nay đang sống ngoài vòng pháp luật với hy vọng tìm một nguồn thu nhập khá hơn để sớm giúp cho gia đình.
Họ cũng không thể gọi là tình trạng buôn người vì họ có khả năng dễ dàng trốn khỏi chủ nhân của họ. Chúng ta cũng phải giúp cho họ nhưng không thể áp dụng nhãn hiệu là buôn người cho họ được. “

Tự nguyện hay bị buôn bán

Một quản lý viên của một trung tâm du lịch ở Đài Loan, xin được dấu tên, thường xuyên có cơ hội gặp các phụ nữ đang làm việc trong các quán bar, hộp đêm, hay các cô dâu Đài Loan, thì cho rằng:
Người môi giới chỉ không nói rõ là đi tiếp khách như thế nào, mà chỉ nói là qua đây đi rót rượu chung với khách thôi, “đi” hay không “đi” là quyền các cô… Nhưng khi họ qua đây thì họ bị ép đi tiếp khách, một ngày năm sáu người, có khách bao nhiêu thì phải đi bấy nhiêu, một ngày, họ bị ép đi ngủ với khách không giới hạn…Chính vì thế, họ không chịu nổi và tìm cách trốn đi…
“Theo tôi nghĩ, đa số họ tự nguyện qua, tôi nghe nói là bị buôn bán nhưng tôi đã gặp những trường hợp đó thì là họ tự nguyện thôi…Khi họ đồng ý qua đây, họ biết trước người chồng này là như vậy...Một số những chị em đó ở Việt Nam khổ quá nên muốn kiếm con đường đó qua đây để đi làm kiếm tiền.
Có những người, muốn đi làm trong các bar rượu, trước khi đi, thì họ chỉ không được biết là một ngày phải tiếp bao nhiêu khách, nên khi qua đây, phải tiếp nhiều khách quá nên đâm ra họ chịu không nổi, phải trốn ra ngoài, và nói là bị bán qua đây, nhưng thực tế, khi chúng tôi đến giúp, hỏi riêng họ, thì họ cho hay là họ đã biết là đi làm trong quán rượu và họ đồng ý.
Người môi giới chỉ không nói rõ là đi tiếp khách như thế nào, mà chỉ nói là qua đây đi rót rượu chung với khách thôi, “đi” hay không “đi” là quyền các cô… Nhưng khi họ qua đây thì họ bị ép đi tiếp khách, một ngày năm sáu người, có khách bao nhiêu thì phải đi bấy nhiêu, một ngày, họ bị ép đi ngủ với khách không giới hạn…Chính vì thế, họ không chịu nổi và tìm cách trốn đi…
Những người đó muốn giúp thì phải liên lạc và báo cho cảnh sát, chứ không thể nào tự động can thiệp cho họ được.”

Nguyên nhân chính

Về tình trạng ở trong Nam, nhất là những vùng biên giới sát Cambodia, ông John Anner, hiện là giám đốc của tổ chức East Meets West Foundation, trụ sở ở bang California, nhận định:
“Tình trạng buôn người hiện nay là vấn đề rất lớn. Tôi biết được điều này khi làm việc chung với tổ chức của người Mỹ gốc Việt đang cố gắng ngăn chận tệ nạn này. Tôi đã đến Việt Nam rất nhiều lần và gặp những phụ nữ trở về sau khi bị bán sang Cambodia. Tình trạng buôn người ở miền Nam Việt Nam cũng giống như ở bên Campuchia vậy.
Có 3 tỉnh đang xảy ra chuyện buôn người nhiều nhất là: Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, là nhữn tỉnh nằm sát biên giới Cambodia. Những người phụ nữ trẻ này bị bán hay bị lừa sang Cambodia để làm công việc mại dâm, hầu hết ở ngay tại Cambodia. Họ không phải là những cô gái mãi dâm, họ bị bắt buộc phải tiếp khách, không được trả tiền…” Phương Anh cũng liên lạc với bà Nguyễn Vân Anh, là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học về Giới, Gia Đình, Phụ Nữ và Vị Thành Niên, để hỏi ý kiến về tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Bà nói:
“Tôi nghĩ nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm cho bỏ ra thành thị và đi nước ngoài kiếm sống và kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà nghĩ là dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá vì thế mà họ dễ bị lừa.
Thứ hai nữa là truyền thông đại chúng của Việt Nam, bề rộng thì rất nhiều, nhưng đi vào bề sâu, thí dụ như đi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê để cho người ta biết được những thủ đoạn của bọn buôn người và những điều cảnh giác cần biết khi phụ nữ phải đi làm ăn xa thì rất ít.
Tôi nghĩ nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm cho bỏ ra thành thị và đi nước ngoài kiếm sống và kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà nghĩ là dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá vì thế mà họ dễ bị lừa.
Cho nên, truyền thông rất nhiều, nhưng họ vẫn cứ là nạn nhân của tình trạng buôn người. Ở phiá Nam, họ nghĩ là việc làm dâu ở xứ người sẽ đổi đời cho nên họ sẵn sàng đi lấy chồng ở những nước mà đôi khi chẳng biết mặt chú rể là ai mà chỉ thông qua một môi giới…
Thỉnh thoảng cũng có một số người lấy được chồng nước ngoài một cách thành thực, nhưng cũng có một số người sẽ rơi vào tay bọn buôn người, không phải đi lấy chồng mà bị bán vào các nhà chưá và phải làm gái mại dâm…”
Vừa rồi là ý kiến của đại diện một số tổ chức rất quan tâm đến vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam về nguyên nhân và bản chất của tệ nạn này. Phương Anh xin dừng nơi đây, mời quí vị đón nghe kỳ sau với các hoạt động của các tổ chức hiện đang có mặt tại các nước trong vùng sông Mêkông và ở châu Âu trong việc nỗ lực giúp đỡ các nạn nhân của bọn người.

Theo dòng câu chuyện

- Làm thế nào để ngăn chận nạn buôn người ở Việt Nam?
- Tình trạng của các nạn nhân ở một số quốc gia

No comments:

Post a Comment